Quốc Hôi đang xem xét cấp thị thực điện tử Việt Nam thêm 2 năm

Tại phiên họp 28, Quốc hội xem xét tiếp tục thực hiện cấp thị thực điện tử Việt Nam (Vietnam e-visa) cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam thêm 2 năm.

Quốc Hôi đang xem xét cấp thị thực điện tử Việt Nam thêm 2 năm

Quốc Hôi đang xem xét cấp thị thực điện tử Việt Nam thêm 2 năm

Trình bày tờ trình tại phiên họp 28 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chiều 16/10, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương nhấn mạnh, cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo Nghị quyết số 30/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội là chính sách mới, thể hiện quyết tâm cải cách thủ tục hành chính triệt để của Chính phủ, phù hợp chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 trong việc cấp thị thực điện tử Việt Nam.

Sau gần hai năm tổ chức thực hiện cấp thị thực điện tử Việt Nam (Vietnam e-visa) cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiến hành tổng kết việc thí điểm triển khai chính sách này.  Trên cơ sở kết quả tổng kết, Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thêm 3 năm (kể từ 1/2/2019).

Phát biểu thảo luận, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng, trên cơ sở thí điểm thời gian qua cần sửa Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, trong đó bổ sung quy định về việc cấp thị thực điện tử trình Quốc hội. Do chưa đưa vào chương trình xây dựng luật nên cần thiết cho tiếp tục chính sách này, tuy nhiên thời gian chỉ 2 năm và không ban hành nghị quyết riêng mà chỉ cần thêm vào Nghị quyết chung của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30.

Nhấn mạnh việc thí điểm cấp thị thực điện tử Việt Nam thay cho thị thực Việt Nam dán tem vào hộ chiếu chỉ là một khâu nhỏ về thủ tục trong cả dự án luật lớn, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến đề nghị trên cơ sở thí điểm thành công thì xác định thời điểm sửa luật, từ đó sẽ biết cần kéo dài chính sách trên thêm bao lâu.

Báo cáo làm rõ thêm, Thứ trưởng Lê Quý Vương cho biết, cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam là áp dụng công nghệ thông tin, đơn giản thủ tục, còn Chính phủ đề nghị thêm 3 năm là do còn nhiều vấn đề lớn khác trong Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, nếu Quốc hội cho phép tiếp tục chính sách thêm 2 năm thì Chính phủ sẽ cố gắng chuẩn bị để sớm hoàn thiện dự án luật trình Quốc hội.

Đồng tình với ý kiến của Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị trình Quốc hội xem xét kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 30 thêm 2 năm nữa. Trong khoảng thời gian đó, Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị để sửa luật.

Trong phần kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh, UBTVQH đánh giá cao việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30 và cho rằng việc tiếp tục thí điểm cấp thị thực điện tử là cần thiết.

Thường vụ Quốc hội thống nhất việc không ra nghị quyết riêng mà đưa vào Nghị quyết chung của Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo Nghị quyết số 30/2016/QH14 thêm 2 năm. Chính phủ cần chuẩn bị để sau thời gian đó trình Quốc hội dự thảo luật để sửa đổi, bổ sung. Ngoài ra, cần rà soát, đánh giá kỹ để đảm bảo thực hiện chặt chẽ, hiệu quả.

Thị thực điện tử Việt Nam áp dụng cho mục đích đi du lịch Việt Nam ngắn hạn từ 15-30 ngày. Các trường hợp còn lại, bạn có thể liên hệ dịch vụ làm công văn nhập cảnh Việt Nam. Công văn nhập cảnh Việt Nam giúp người nước ngoài nhận thị thực Việt Nam tại Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại cửa khẩu sân bay Việt Nam.

Nguồn: Báo VOV