Hướng dẫn điền Bảng câu hỏi xin visa Schengen Pháp
Khi xin visa đi Pháp, ngoài việc điền đơn xin visa Pháp, bạn phải điền thêm đơn nữa “Bảng câu hỏi xin visa Schengen Pháp”. Chúng tôi xin hướng dẫn bạn điền bảng câu hỏi xin visa schengen.
Khi xin visa Schengen, bất cứ dương đơn nào cũng phải điền thêm mẫu đơn nữa là “Sơ Yếu Lý Lịch”. Tùy theo mỗi Lãnh sự quán của khối Schengen mà “Phiếu sơ yếu lý lịch” có tên gọi và cách trình bày khác nhau.
Đối với Lãnh sự quán Pháp, phiếu “Sơ Yếu Lý Lịch” có tên là “Bảng Câu Hỏi Xin Visa Schengen”. Bạn xin visa Pháp diện du lịch, công tác,thăm thân bắt buộc phải điền bảng này. Trước khi xin visa pháp, bạn cần tạo tài khoản online khi xin visa Pháp trên website của Tổng Lãnh sự quán Pháp.
Bảng câu hỏi xin visa Schengen rất quan trọng, là cái nhìn tổng quan lý lịch của đương đơn và tình hình tài chính. Bạn phải điền tay bằng tiếng anh. Phiếu này có song ngữ anh Việt nên bạn có thể hiểu và điền thông tin của bản thân.
Trước hết, bạn có thể download Bảng câu hỏi xin visa Schengen Pháp. Bạn nhìn sơ lược phiếu này để có thể hiểu được những điều chúng tôi trình bày sau đây:
Điền bảng câu hỏi này không khó nhưng nó hơi rối một tí xíu. Người xin visa Pháp muốn tỷ lệ đậu cao thì phải khéo léo tinh tế một tí.
Bảng này phần lớn là thông tin cá nhân, bạn cần xem giấy chứng minh nhân dân, hợp đồng lao động, hộ khẩu để điền cho chính xác. Bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để tăng tỷ lệ đậu visa Pháp:
1. Mục 3.8 Your monthly imcome thu nhập hằng tháng của bạn
a) Người lao động, chủ doanh nghiệp
- Salary or professional income lương hoặc thu nhập nghề nghiệp: bạn điền số tiền thu nhập hằng theo hợp đồng lao động. Nếu thu nhập bạn cao hơn hợp đồng thì nên làm thêm “Bảng xác nhận tiền lương” trong 3 tháng gân nhất, bạn điền số tiền hằng tháng vào đây.
- Rental income tiền cho thuê: nếu bạn có cho thuê nhà để kiếm thêm thu nhập. Bạn cung cấp thêm giấy đăng ký quyền sử dụng đất và hợp đồng cho thuê nhà.
- Other income (spouse, parents, scholarship)các thu nhập khác(vợ/chồng, bố mẹ, bạn bè): nếu bạn kinh doanh bên ngoài có thêm thu nhập hàng tháng nên điền thêm thu nhập vào, và nộp thêm chứng nhận đăng ký kinh doanh, buôn bán nhỏ.
b) đối với người lớn tuổi đã nghỉ hưu
Đối với người lớn tuổi đã nghỉ hưu muốn đi du lịch Pháp với tỷ lệ đậu cao nên lưu ý trong phần điền thông tin nghề nghiệp trong đơn xin visa Pháp:
- Sau khi nghỉ hưu có kinh doanh nhỏ mình, phần nghề nghiệp nên ghi là “kinh doanh buôn bán” (small business). Nộp thêm giấy đăng ký kinh doanh hộ gia đình.
- Sau khi nghỉ hưu có nhà cho thuê, phần nghề nghiệp nên ghi là “kinh doanh cho thuê nhà”.
- Sau khi nghỉ hưu về làm vườn, phần nghề nghiệp nên ghi là “Nông dân”. Hồ sơ kèm theo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + giấy tờ phát sinh thu nhập hằng tháng (nếu có).
- Sau khi nghỉ hưu, tài khoản ngân hàng có tiền nhiều thì phần nghề nghiệp nên ghi là “nghỉ hưu” và nộp kèm theo tài khoản ngân hàng.
- Sau khi nghỉ hưu, tài khoản ngân hàng khá khiêm tốn thì con cái có thể bảo lãnh tài chính cho cha mẹ: phần other income ghi thu nhập của con cái. Hồ sơ kèm theo: giấy bảo lãnh tài chính, giấy chứng minh thu nhập của con cái,…
c) Sinh viên
Sinh viên muốn đi du lịch Pháp có thể nhờ cha mẹ, người thân bảo lãnh tài chính. Phần other income ghi thu nhập của cha mẹ hằng tháng và nộp kèm theo hồ sơ:
+ Giấy cam kết bảo lãnh tài chính.
+ Giấy chứng minh mối quan hệ.
+ Giấy chứng minh thu nhập hằng tháng của cha mẹ, người thân.
2. Mục 5 Your housing in Vietnam Nhà ở tại Việt nam:
Phần nhà ở tại Việt Nam, Bạn ghi địa chỉ hộ khẩu của gia đình.
- Nếu bạn là chủ sở hữu của căn nhà này thi nó là giấy tờ chứng minh sự ràng buộc tại Việt Nam rất quan trọng.
- Nếu bạn ở chung, nhưng chủ sở hữu căn nhà ấy là cha mẹ, hoặc chông/vợ. Thì bạn nên có thêm một thư giải trình tình hình sở hữu của căn nhà.
+ Nhiều người ở chung với cha mẹ có nộp sổ hộ khẩu + giấy tờ nhà trong bộ hồ sơ xin visa, nghĩ chắc là lãnh sự quán sẽ hiểu, sẽ ghi nhận tài sản cố định này vào hồ sơ của mình. Nhưng thực tế, nhận viên Lãnh sự quán Pháp quá bận không có thời gian nghĩ thay bạn. Bạn có giấy giải trình thì bạn sẽ có một giấy tờ chứng minh sự ràng buộc tại Việt Nam. Ngược lại, tài sản này sẽ không có liên quan gì đến bạn.
+ Một tài sản cố định ở Việt Nam càng có lý do tin tưởng bạn quay lại Việt Nam, tỷ lệ đậu visa Pháp của bạn sẽ tăng lên.
3. Previous visas issued by a Schengen state consular representation: thị thực trước đây của bạn được cấp bởi cơ quan đại diện lãnh sự của các nước Schengen:
Nếu bạn đã rớt visa Schengen ở bất kỳ lãnh sự quán nào, bạn ghi thành thật vào đây. Nó không ảnh hưởng đến việc xin visa Pháp hiện tại.
Đến năm 2023, bảng câu hỏi nêu trên đã không còn sử dụng.
Bạn muốn tư vấn hồ sơ xin visa Pháp có thể liên hệ đến dịch vụ làm visa Pháp gấp của chúng tôi.